Bạch Linh

Thứ năm, 02/06/2016, 14:09 GMT+7

BACH_LINH

Tên khác: Bạch Linh, Phục Linh

Tên khoa học: Poria cocos Wolf., họ Nấm lỗ (Polyporaceae)

Bộ phận dùng: Quả thể của nấm Poria cocos Wolf., họ Nấm lỗ (Polyporaceae).

Mô tả: Thể quả nấm Phục Linh khô: hình cầu, hình thoi, hình cầu dẹt hoặc hình khối không đều, lớn, nhỏ không đồng nhất, mặt ngoài màu nâu đến nâu đen, có nhiều vết nhăn rõ và lồi lõm. Thể nặng, rắn chắc. Mặt bẻ sần sùi và có vết nứt, lớp viền ngoài màu nâu nhạt, phần trong màu trắng, số ít có màu hồng nhạt. Có loại bên trong còn mấy đoạn rễ thông (Phục thần). Nấm Phục Linh không mùi, vị nhạt, cắn dính răng.

Phục Linh bì: Là lớp ngoài Phục Linh tách ra, lớn, nhỏ, không đồng nhất. Mặt ngoài từ nâu đến nâu đen, mặt trong màu trắng hoặc nâu nhạt. Chất tương đối xốp, hơi có tính đàn hồi.

Phục Linh khối: sau khi tách lớp ngoài, phần còn lại được thái, cắt thành phiến hay miếng, lớn nhỏ không đồng nhất, màu trắng, hồng nhạt hoặc nâu nhạt.

Xích phục Linh: Là lớp thứ hai sau lớp ngoài, hơi hồng hoặc nâu nhạt.

Bạch phục Linh: Là phần bên trong, màu trắng.

Phục thần: Là phần nấm Phục Linh ôm đoạn rễ thông bên trong.

Thành phần hoá học: đường (trong đó có pachymose là đường đặc hiệu), chất khoáng, các hợp chất triterpenoid.

Công dụng: Thuốc lợi thuỷ và cường tráng, nhuận táo, bổ tỳ, ích khíù, sinh tân, chỉ khát.

    –  Phục Linh bì: Lợi tiểu, trị phù thũng.

    –  Xích phục Linh: Chữa thấp nhiệt (chướng bụng, viêm bàng quang, tiểu vàng, đái rắt).

    –  Bạch phục Linh: Chữa ăn uống kém tiêu, đầy chướng, bí tiểu tiện, ho có đờm, ỉa chảy.

    –  Phục thần: Trị yếu tim, hoảng sợ, hồi hộp, mất ngủ.

Bài thuốc: âm hư mà không thấp nhiệt thì không nên dùng.

Ngày 6-12g. Dạng thuốc sắc, hoàn, tán. Phối hợp trong nhiều phương thuốc khác nhau.

Tag :